Bánh mì Việt Nam có nguồn gốc từ bánh baguette đặc ruột được người Pháp mang đến Sài Gòn từ những thế kỷ 19. Cũng có một số người cho rằng món này đã có mặt tại Việt Nam từ 150 năm trước.
Mãi đến năm 1958, sự xuất hiện của cửa hiệu bánh mì Hòa Mã đã đánh dấu sự ra đời của ổ bánh mì Việt Nam ngày nay. Bánh mì lúc này được chủ tiệm kinh doanh theo hình thức bánh có sẵn nhân, không chỉ có thịt nguội, pate mà còn thêm cả giò lụa, đồ chua – vốn là những thực phẩm gần gũi với ẩm thực Việt.
Trong những năm 70, khi lò gạch xuất hiện, bánh mì có cơ hội phục vụ rộng rãi thực khách hơn khi được sản xuất hàng loạt với ổ bánh ngon hơn, ruột bông hơn, vỏ giòn hơn.
Sau khi có chỗ đứng vững vàng tại quê hương, bánh mì Việt Nam lại nhanh chóng “lạc” ra thế giới. Bởi sự gần gũi, dễ chế biến, bánh mì là món ăn giúp vơi bớt sự nhớ nhà mà bà con Việt kiều có thể tự làm ở bất cứ nơi đâu.
New York, Totonto, cho đến Châu Âu những năm 90, bất cứ nơi đâu có người Việt sinh sống thì bánh mì sẽ trở thành một phần ẩm thực không thể thiếu.
Ngày 24/3/2011, từ “Banh mi” chính thức có mặt trong từ điển Oxford, chín năm sau hình ảnh bánh mì xuất hiện trên trang chủ của Google. Chưa dừng lại ở đó, hàng loạt các trang báo, tạp chí đưa bánh mì vào danh sách món ăn ngon trên thế giới đã góp phần khẳng định vị trí của bánh mì Việt Nam trên bản đồ ẩm thực quốc tế.
Các tờ báo có tiếng như Japan Times, CNN (Mỹ), South China Morning Post (Trung Quốc) và The Guardian đã không tiếc những lời khen có cánh và dành cho bánh mì Sài Gòn.
Bánh mì hiện nay được biến tấu với lớp vỏ giòn, ruột mềm và ngắn hơn so với chiếc baguette của người pháp. Hình thức nhỏ gọn để phù hợp với khẩu phần một người ăn và ruột rỗng để bỏ được nhiều nhân hơn.
Nói về nhân của bánh mì thì lại càng phong phú và đặc sắc, chỉ có kết hợp rau thơm, đồ chua, pate với thịt đã tạo ra hàng trăm món bánh mì khác nhau. Kể qua một chút thì có bánh mì thanh long, bánh mì chảo, bánh mì que, bánh mì phá lấu, bánh mì hoa cúc, bánh mì sandwich, bánh mì thịt, bánh mì pate...
0784111116